Polygon với tiền thân là MATIC Network, hiện đang có tham vọng rất lớn trong việc triển khai các giải pháp Layer 2 lên mình nhằm giải quyết triệt để những vấn đề hiện đang tồn tại trên mạng Ethereum. Hãy cùng Đầu Tư Coin dot Net tìm hiểu kỹ hơn Polygon là gì cũng những thông tin liên quan tới đồng tiền ảo MATIC ngay sau đây nhé.
Mục lục
- 1 Polygon (MATIC Network) là gì?
- 2 Các chức năng của Polygon
- 3 Polygon giải quyết được những vấn đề gì?
- 4 Cách thức hoạt động của Polygon
- 5 Các thông tin về MATIC Coin
- 6 Lộ trình phát triển MATIC
- 7 Quý 4 năm 2020 cùng với Quý 1 năm 2021:
- 8 Phân bổ Token MATIC
- 9 Mục đích sử dụng MATIC Token
- 10 Mua bán Polygon ở đâu?
- 11 Ví lưu trữ MATIC Token
- 12 Đội ngũ phát triển dự án Polygon
- 13 Nên đầu tư vào Polygon không?
Polygon (MATIC Network) là gì?
Polygon là một nền tảng Blockchain có tiền thân là dự án MATIC Network. Nó được tạo ra với mục đích là để giải quyết những vấn đề liên quan đến khả năng mở rộng, đồng thời không làm ảnh hưởng tới sự phân cấp, tận dụng được một cách tối ưu hệ sinh thái của nhà phát triển.
Với việc mở rộng cũng như nâng cao trải nghiệm của người dùng, các ứng dụng phi tập trung (dApps) đã được xây dựng dựa trên nền tảng và khẳng định được vai trò quan trọng trong hệ sinh thái Ethereum .
Thực chất thì Polygon chính là một giải pháp Layer 2, nó sử dụng chuỗi ở bên để có thể tính toán bên ngoài chuỗi, tuy nhiên vẫn đảm bảo được tính an toàn cho tài sản bởi nó nhờ vào khung Plasma cùng với đó là mạng lưới PoS.
Nhờ đó mà Polygon có thể đảm bảo được độ an toàn cũng như tính bảo cho người dùng. Bên cạnh đó thì nền tảng này được kỳ vọng tốc độ thực hiện các thanh toán sẽ gần như là ngay lập tức đối với những tài sản số.
Nói một cách đơn giản thì Polygon là một giải pháp layer 2 dành cho Ethereum. Nó được phát triển nhằm giải quyết được những vấn đề rất quan trọng những bản thân Ethereum lại không tự giải quyết được trong thời gian hiện tại.
Các chức năng của Polygon
-Khả năng mở rộng: Polygon với khả năng giao dịch rất nhanh chóng, độ an toàn cao và chi phí thấp trên MATIC sidechain.
-Thông lượng cao: Thông lượng đạt được lên tới 7000 TPS trên duy nhất một sidechain trong testnet nội bộ. Đồng thời nhiều chuỗi được thêm vào để có thể mở rộng được quy mô theo chiều ngang.
-Bảo mật: Những nhà điều hành Polygon đồng thời chính là những staker của hệ thống PoS.
-Trải nghiệm người dùng: Giúp người dùng có thể trải nghiệm mượt mà, hỗ trợ các ứng dụng di động gốc cùng với SDK hỗ trợ Wallet Connect.
-Các sidechain công khai: Sidechain của Polygon có bản chất công khai, nó có hỗ trợ được nhiều giao thức và mang tính chất không cần cấp phép.
Polygon giải quyết được những vấn đề gì?
Hiện tại thì Ethereum là một nền tảng để phát triển blockchain lớn nhất, tuy nhiên nó cũng có một số hạn chế nhất định mà không giải quyết được như là:
- UX kém (phí gas quá cao).
- Thông lượng thấp.
- Không có chủ quyền: Thông lượng bị chia sẻ, xảy ra rủi ro tắc nghẽn, các ngăn xếp công nghệ sẽ không tùy chỉnh được, sử dụng mạng lưới phi tập trung làm cho những đề xuất cải thiện mạng lưới sẽ mất nhiều thời gian hơn đồng thời phụ thuộc rất nhiều vào giao thức quản trị.
Rất nhiều các dự án hiện đang sử dụng blockchain có khả năng tương thích với Ethereum như là một cách nhằm giảm thiểu hạn chế nêu trên, trong khi đó thì vẫn có thể tận dụng được hệ sinh thái phát triển rất mạnh của Ethereum.
Tuy vậy thì không có một khuôn khổ chuyên biệt nào trong việc xây dựng các blockchain giống như vậy, và cũng không có các giao thức để có thể kết nối chúng. Chính điều này dẫn tới các thách thức trong việc phát triển cũng như gây ra sự phân mảnh của hệ sinh thái.
Cách thức hoạt động của Polygon
Polygon gồm rất nhiều các validator, chúng sẽ thực hiện stake tài sản với mục đích là có được quyền tham gia cơ chế đồng thuận PoS trong những sidechain.
Các chi phí giao dịch sẽ được người dùng trên mạng xác định tương tự như trên Ethereum, tuy nhiên thông lượng giao dịch sẽ cao hơn, đồng thời dự kiến phí giao dịch sẽ thấp hơn rất nhiều khi so với Ethereum bởi cung và cầu của phí gas trên thị trường.
Trong sơ đồ thì những hộp màu xanh lam sẽ đại diện cho những sidechain, hình biểu tượng con người sẽ hiển thị stacking layer.
Các thông tin về MATIC Coin
- Token Name: Polygon.
- Token Standard: ERC-20.
- Ticker: MATIC
- Blockchain: Polygon, Ethereum.
- Contract: 0x7d1afa7b718fb893db30a3abc0cfc608aacfebb0
- Token Type: Utility.
- Circulating Supply: 6.105.590.937.
- Total Supply: 10.000.000.000.
Lộ trình phát triển MATIC
Quý 2 năm 2020:
Phát hành phiên bản Alpha của Polygon.
Cho phép việc rút và gửi tài sản dựa trên nền tảng Ethereum thông qua việc sử dụng MATIC Plasma.
Công cụ Plasma hoán đổi tài sản chéo giữa ERC 721 và ERC20, giữa ERC20 và ERC20, giữa ERC721 và ERC721 trên testnet.
Triển khai các chương trình cho những nhà phát triển dApps.
Giới thiệu Proof-of-Stake (PoS)
Cho ra mắt ví MATIC – Wallet Connect dành cho dApps.
Quý 3 năm 2020:
Phát hành phiên bản Beta của Polygon.
Công cụ Plasma hoán đổi tài sản chéo giữa ERC721 và ERC20, giữa ERC20 và ERC20, giữa ERC721 và ERC72 trên testnet.
Triển khai Plasma Watcher node.
Hỗ trợ các giao thức của hợp đồng thông minh.
Quý 4 năm 2020 cùng với Quý 1 năm 2021:
Thực hiện phát hành Polygon.
Hợp đồng thông minh Proof-of Concept sẽ được hỗ trợ.
Chuyển tiếp các tài sản từ nền tảng Ethereum sang MATIC mà không cần đến ETH.
Cho ra mắt nền tảng NFT Marketplace có tên Plasma, phát hành dựa trên Ethereum.
Phân bổ Token MATIC
- Token Sale: 19%
- Seed Sale: 2.09%
- Team phát triển dự án: 16%
- Các thành viên hỗ trợ dự án giai đoạn sớm: 1.71%
- Cố vấn: 4%
- Phần thưởng Staking: 12%
- Hệ sinh thái: 23.33%
- Quỹ thành lập: 21.86%
Mục đích sử dụng MATIC Token
MATIC token hiện đang đóng vai trò là một token trong mạng lưới của Polygon, nó có những chức năng đó là:
Trở thành các Validator để có thể nhận được phần thưởng dựa trên việc xác thực Proof of Stake.
Được sử dụng làm một đơn vị thanh toán cho những nhà phát triển nếu muốn phát triển dApps dựa trên hệ sinh thái Polygon.
Được dùng để trả thưởng cho những người dùng Staking MATIC token.
Mua bán Polygon ở đâu?
Hiện nay thì MATIC token hiện được giao dịch trên rất nhiều các sàn khác nhau, mỗi ngày tổng volume giao dịch lên đến 2.375.629.742 USD.
Những sàn giao dịch có niêm yết đồng token này hầu hết là những sàn lớn như là Huobi Global, Binance, Uniswap , Coinbase Pro, FTX, Balancer, OKEx…
Ví lưu trữ MATIC Token
Đồng MATIC là một dạng token ERC20, do đó các bạn sẽ có khá nhiều lựa chọn các ví lưu trữ đồng token này. Một trong những loại ví đó là:
Các ví ETH thông dụng như My Crypto, Myetherwallet, Metamask…
Ví lạnh như Trezor hay Ledger…
Lưu trữ trực tiếp tại ví của các sàn giao dịch nào mà có niêm yết đồng Token này.
Đội ngũ phát triển dự án Polygon
Đội ngũ phát triển Polygon gồm có:
Co-Founder Jaynti Kanani: Là một kỹ sư blockchain đồng thời là một nhà phát triển cho WalletConnect, Plasma và Web3. Ông từng là một nhà khoa học về dữ liệu tại Housing.com.
Co-Founder Sandeep Nailwal: Là một lập trình viên, ông từng là CEO Scope Weaver, là CTO của Welspun Group, là Co-Founder của Anurag Arjun, ngoài ra ông còn từng làm việc tại Cognizant Technologies, Dexter Consultancy và SNL Financial.
Co-Founder Mihailo Bjelic: Là một nhà phát triển công nghệ Ethereum.
Đội ngũ cố vấn Polygon gồm:
Anthony Sassano – Thuộc Eth Hub.
Hudson Jameson – Thuộc Ethereum Foundation.
Ryan Sean Adams.
Trưởng bộ phận Kỹ thuật Pete Kim, ông là Founder của Cipher Browser và cũng từng là người đồng sáng lập và là CTO của Nitrous, Inc.
John Lilic: Từng công tác ở ConsenSys.
Nên đầu tư vào Polygon không?
Polygon là một dự án với sự tăng trưởng cực kỳ mạnh mẽ với khoảng thời gian gần đây. Sự đổ vỡ của những dự án DeFi lớn như là Aave, 1inch hay Sushiswap, 1inch đã khiến cho Polygon phải hợp tác cùng với những đối tác như là Bitmax. Mục đích là để xây dựng được một cầu nối tới thẳng Polygon cùng mức phí rất rẻ, và đây cũng là một yếu tố rất quan trọng giúp Polygon thu hút được người dùng từ những mạng lưới khác.
Vậy là các bạn đã hiểu về dự án Polygon & Matic coin rồi phải không. Để đầu tư vào Matic Coin các xem bài viết bên dưới nhé.